Máy hút mùi từ lâu đã là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt trong cuộc sống sinh hoạt hiện đại ngày nay. Do cấu tạo nhiều bộ phận, khoang máy lại khó thao tác cho người dùng trong việc vệ sinh, máy hút mùi lại đa dạng về thiết kế (Âm tủ, đảo độc lập, âm bàn…), nên vấn đề vệ sinh máy hút mùi đôi khi gây khó khăn và mất kha khá thời gian của chị em. Tuy nhiên, cho dù là loại máy hút mùi nào, bạn cũng cần vệ sinh máy qua 5 bước sau để đảm bảo máy hút mùi luôn sáng bóng và đạt hiệu suất hút, khử mùi tốt nhất.
1. Tháo rời các tấm lưới lọc mỡ khỏi máy hút mùi
Không cần biết bạn vệ sinh máy hút mùi như thế nào nhưng bước đầu tiên luôn luôn là phải tháo tấm lọc mỡ ra trước. và vệ sinh tấm lưới lọc mỡ cũng là việc quan trọng và khó khăn nhất.
2. Ngâm và vệ sinh các tấm lọc
Công đoạn ngâm với nước rửa bát giúp các vết bám bẩn nhanh bong tróc trước khi bạn cọ. Điều đó giúp bạn đỡ vất vả khi cọ rửa hơn. Tuy nhiên, tấm lọc mỡ thường là bộ phận bẩn và khó vệ sinh nhất của máy hút mùi. Bởi quá trình tích tụ đầu mỡ, hơi nước, bụi bẩn, theo thời gian, nên những tấm lọc khó có thể làm sạch bong được.
Bếp Thái Sơn mách bạn tuyệt chiêu làm sạch bong tấm lọc mỡ cho dù thời gian sử dụng đã lâu và các cáu bẩn dầu mỡ bám cực kỳ chặt. Bạn chuẩn bị một nồi nước lớn đun sôi, thêm khoảng 100ml dấm trắng và một muỗng canh bột baking soda. Nếu nồi lớn, bạn cho cả tấm lọc mỡ vào nồi tiếp tục đun sôi, đảo đầu để tấm lọc được tiếp xúc hoàn toàn với dung dịch đun sôi. Hoặc bạn đặt các tấm lọc ra chậu và đổ dung dịch đun sôi đó vào ngâm. Sau đó, đảm bảo bạn chỉ cần chà cọ nhẹ nhàng, các vết bẩn cũng tự bong ra hết. Đó là cách tuy công phu nhưng lại nhẹ nhàng nhất để vệ sinh các vết bẩn cứng đầu ở bộ phận khó nhằn nhất của máy hút mùi.
3. Trong lúc đó, dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng lau sạch các khe, mép khu vực lắp tấm lọc mỡ.
Amoniac pha loãng làm sạch khá hiệu quả các cáu bẩn do dầu mỡ tích tụ lâu ngày. Song Amoniac thường có mùi khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nên không khuyến khích bạn sử dụng. Tiện nhất bạn có thể dùng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng bán sẵn như Cif chẳng hạn (Nhà tôi dùng loại này để tẩy rửa mọi thứ trong nhà bếp luôn).
Hoặc có mẹo hay mà chị em truyền tai nhau rằng có thể sử dụng dầu ăn thấm vào bọt biển để cọ những vết bẩn bám dai dẳng trên mặt phẳng. Dầu thực vật có tác dụng tẩy và làm sáng rất tốt. Sau đó lau lại bằng dung dịch xà phòng và nước sạch là ổn.
4. Tháo bộ lọc than hoạt tính và lắp mới (theo chu kỳ 6 tháng 1 lần – nếu có).
Với những loại máy hút mùi hoạt động theo chế độ hút khử tuần hoàn qua bộ lọc than hoạt tính, việc thay thế bộ lọc than định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần là điều cần thiết. Vì không khí không trao đổi được ra ngoài môi trường mà chỉ được lọc qua bộ lọc rồi quay trở lại bếp. Bộ lọc than đóng vai trò lọc và khử các độc tố trong không khí khi nấu. Do đó, nếu không thay bộ lọc theo định kỳ, khả năng hút khử của máy sẽ kém hiệu quả đi rất nhiều, thậm chí là vô tác dụng.
5. Dùng vải ẩm lau khắp khoang trong và ngoài máy (bao gồm cả khung inox và kính nếu có).
Công đoạn này, nếu gặp phải những vết bẩn như trên bạn cũng có thể dùng dầu thực vật, hoặc dung dịch tẩy rửa bán sẵn. Sau khi lau lại sạch bằng vải ẩm. Bạn có thể sử dụng cốt chanh, vỏ chanh lột trái hoặc dấm trắng để vỏ máy inox và kính được sáng bóng, làm mờ các vết trầy xước nhẹ trên bề mặt.